Thời gian qua, giá nhà ở TP Hồ Chí Minh liên tục bị xô đổ và đạt kỷ lục với mức giá cao ngất ngưởng. Cụ thể căn hộ bình dân chạm mốc gần 60 triệu đồng/m2. Riêng phân khúc nhà phố thì mức giá lên đến đỉnh điểm 200 – 300 triệu đồng/m2.
Giá BĐS TP.HCM liên tục tăng cao
Theo khảo sát của Cushman & Wakefield Việt Nam, tính từ đầu năm tới nay, giá nhà tại TP.HCM liên tục tăng cao và có những nơi tăng gần 30%. Vào đầu tháng 3, tức sau hai tháng kể từ khi cuộc đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) lập đỉnh, thì giá chào bán nhà ở đã có sự thay đổi lớn. Điển hình là dự án The Global City của chủ đầu tư Masterise Homes tại TP Thủ Đức công bố giá cao ngất ngưởng, từ 350 triệu đồng/ m2 nhà phố Soho. Trong khi trước đó, giá nhà đất tại khu vực này chỉ dao động từ 270 – 300 triệu đồng/m2, tức tăng từ 15 – 20% so với trước.
Xem thêm thông tin dự án The Global City tại đây: https://theglobalcitymasteri.vn/
Thậm chí, giá căn hộ bình dân cũng chạm mốc gần 60 triệu đồng/m2, tăng 30% so với năm 2020. Đối với năm 2021, giá căn tăng trung bình gần 10%. Các sản phẩm biệt thự, nhà liền thổ tăng trên 15%. Riêng TP. Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Nhà Bè,… sau khi rục rịch thông tin lên quận thì giá đất nền nơi đây cũng tăng hơn 20%. Như vậy, có thể thấy dù tác động bởi đại dịch nhưng giá nhà ở tại TP Hồ Chí Minh vẫn bị đẩy lên cao và gây ra tình trạng “ sốt giá”.
Nguyên nhân khiến giá nhà ở TP.HCM tăng vọt
Theo thống kê từ Savills Việt Nam, nguồn cung căn hộ tại TP HCM trong năm qua giảm đến 54% (khoảng 11.700 căn) mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Trong đó, phân khúc cao cấp và trung bình chiếm ưu thế thị trường trong khi nguồn cung nhà ở phân khúc bình dân lại khan hiếm. Theo Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh ngoài yếu tố pháp lý thì việc mất cân bằng cung – cầu đã khiến mặt bằng giá liên tục bị đẩy lên cao.
Ngoài ra do tác động vết dầu loang từ kết quả đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm lập đỉnh cuối năm ngoái đã khiến mặt bằng giá tăng theo. Điều này phần nào gây khó cho doanh nghiệp trong việc tạo lập quỹ đất xây dựng dự án nhà ở trong tương lai.
Ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Lê Thành chia sẻ: “Việc bồi thường giải phóng mặt bằng hay thương lượng với người dân để tạo quỹ đất đầu tư các dự án bất động sản mới trong giai đoạn này rất khó khăn cho các doanh nghiệp khi giá đất ngày càng tăng. Và kết quả cuối cùng người dân cũng là người gánh chịu vì tất cả những chi phí đó doanh nghiệp đã tính vào chi phí và cuối cùng giá đầu ra sẽ tiếp tục tăng”.
Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, những tháng đầu năm nay tại TP.HCM giá chào bán các phân khúc căn hộ, nhà ở riêng lẻ… đều tăng mạnh. Riêng giá đất nền tăng từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ dự báo đây chỉ là sự khởi phát của hiện tượng “sốt giá” bất động sản trong năm nay.
Những rủi ro tiềm ẩn trong cơn sốt giá
Nếu thị trường vẫn tiếp tục giữ đà tăng giá như thế này sẽ có 2 rủi ro có thể xảy ra cho cả người mua nhà ở thực và giới đầu tư. Thứ nhất, giá tăng cao ngay cả phân khúc nhà ở bình dân, sẽ gây khó khăn cho đại đa số người mua nhà ở tìm được chỗ ở phù hợp. Thứ hai, nhà đầu tư sẽ khó bán lại giá cao khi giá mua từ chủ đầu tư đã quá cao, từ đó gây khó khăn cho giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Giải pháp hạ nhiệt giữa cơn sốt giá nhà ở
Với giá bán mới được thiết lập, việc sở hữu một căn hộ cho bộ phận người dân có thu nhập trung bình thấp sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy, tăng nguồn cung nhà ở, giảm thời gian xét duyệt hồ sơ đầu tư dự án… là giải pháp tạm thời giúp giá bất động sản hạ nhiệt.
Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Lê Thành – Ông Lê Hữu Nghĩa bày tỏ: “Những mâu thuẫn trong luật của chúng ta cần phải giải quyết sớm, cũng như phải xây dựng những quy trình rõ ràng. Thời gian giải quyết những dự án từ khi một chủ đầu tư nộp đơn đến ngày khởi công xây dựng có giấy phép đầy đủ phải không quá 1 năm. Đẩy nguồn cung ở những dự án người ta đang ấp ủ từ lâu, tạo nên nguồn cung mới thì giá bất động sản chắc chắn tự động kéo xuống”.
Mặt khác, việc tăng giá bất động sản tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh cũng sẽ tạo ra một hướng đi mới cho các doanh nghiệp, khi dòng vốn đầu tư sẽ dần chảy về các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…
“Các nhà đầu tư bất động sản định hướng lại chiến lược đầu tư trong trung và dài hạn là tìm các thành phố vệ tinh để phát triển dự án nhà ở”, TS Sử Ngọc Khương – Giám đốc của Savills Việt Nam cho hay. Lúc này, bài toán giãn dân cơ học, giảm áp lực cho TP Hồ Chí Minh sẽ có cái nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, đi kèm với giải pháp này là việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ phải được đẩy mạnh hơn nữa mới có thể giải quyết được nhu cầu về nhà ở cho đại đa số người dân đô thị.
Xem thêm thông tin các dự án bất động sản tại TP.Hồ Chí Minh: https://theglobalcitymasteri.vn/8-du-an-bds-chao-ban-trong-quy-ii-tai-tp-hcm/