Cây xương rồng từ xa xưa đã được dân gian biết đến là một loại cây có nhiều công dụng trong điều trị bệnh, thực phẩm. Bên cạnh đó, cây xương rộng ngày càng được nhiều người biết đến hơn là một loài cây cảnh, trang trí và đặc biệt cây xương rồng cũng mang ý nghĩa phong thủy đến cho gia chủ. Trong bài viết này, hãy cùng theglobalcitymasteri.vn tìm hiểu tổng quan, phân loại và cách chọn cây xương rồng hợp phong thủy.
Tổng quan về cây xương rồng
Cây xương rồng là loại cây mọng nước, thuộc họ Thầu dầu có rất nhiều chi, loại khác nhau. Theo ước tính, cây xương rồng hiện có hơn 2.000 loài khác nhau trên thế giới với khoảng 100 loài được trồng ở Việt Nam.
Đây là loại cây thường sống ở vùng khô hạn, khí hậu nóng như các vùng sa mạc hay nhiệt đới. Chính vì thế, lá cây thường rất ít hoặc tiêu biến thành gai, thường mọc thành bụi và sát mặt đất để giảm sự thoát hơi nước, thích nghi với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.
Cây xương rồng ngày càng được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng trong đời sống như:
- Trong điều trị bệnh:
Theo y học cổ truyền, cây xương rồng có tính hàn, vị đắng và có chứa độc tố nên thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Mỗi bộ phận của cây từ thân, lá và nhựa cây xương rồng đều được dân giang bào chế và có công dụng trị bệnh: có tác dụng sát khuẩn, trị táo bón, mụn nhọt, đau lưng, thanh nhiệt, chữa đinh sang, cổ trướng, thấp khớp, xơ gan,…
Hơn thế nữa, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây xương rồng được tìm thấy chứa nhiều các hoạt chất như fumaric, taraxerol, axit citric,…là những chất có tính chống viêm, oxy hóa và giảm đau đã được sử dụng để bào chế các bài thuốc chữa bệnh hữu ích.
- Trong lĩnh vực làm đẹp
Đối với da, cây xương rồng có tác dụng trong việc góp phần làm mờ thâm nám, trị mụn, sáng da nhờ vào thành phần chứa vitamin K và E. Bên cạnh đó, thành phần Betanin và Flavonoid trong cây xương rồng có tác dụng chống lão hóa và bảo vệ da khỏi tổn thương.
Ngoài ra, cây xương rồng cũng được ứng dụng trong dưỡng tóc khỏe, kích thích mọc tóc nhờ vào các axit béo trong thành phần.
- Trong lĩnh vực ẩm thực
Ngày nay, cây xương rồng được nhiều người biết đến cũng là một nguyên liệu chế biến được nhiều món ngon như canh chua, món xào, gỏi xương rồng, cảnh xương rồng nấu tép,..không chỉ mang đến hương vị đặc biệt mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B, C, sắt.
- Trong lĩnh vực trang trí nhà cửa, phong thủy
Không khó để bắt gặp cây xương rồng trong nhiều ngôi nhà, nhà hàng, quán cà phê,…để góp phần trang trí, làm đẹp cho không gian. Bởi vì hiện nay, cây xương rồng được trồng hoặc lai tạo với nhiều chủng loại, hình dáng đẹp mắt phù hợp cho nhiều mục đích trang trí. Những cây thân nhỏ thường được đặt ở bàn học, bàn làm việc, không gian nhỏ,…trong khi những cây lớn hơn sẽ được làm hàng rào, tiểu cảnh xen kẽ với những loại cây khác.
Không những thế, cây xương rồng còn được ứng dụng như một loại cây phong thủy được nhiều người quan tâm, lựa chọn. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng ở phần tiếp theo.
Phân loại cây xương rồng
Hiện nay, cây xương rồng có rất nhiều chi, loài khác nhau được tạm chia làm 3 loại sau:
Xương rồng trụ: Cây có dáng hình trụ, gai mọc hai bên, đây là loại xương rồng có kích thước lớn cũng như sinh trưởng nhanh nhất trong 3 loại. Chính vì thế, xương rồng trụ được ứng dụng nhiều trong việc cấy ghép, lai tạo với loài khác tạo nên nhiều sản phẩm đẹp mắt.
Xương rồng tròn: Có kích thước nhỏ, khả năng ra hoa cao nên được ứng dụng rộng rãi trong trang trí. Hiện nay, loài xương rồng này được lai tạo ra nhiều dòng với nhiều màu sắc đa dạng.
Xương rồng cổ đại: Đây là loại cây xương rồng có tuổi đời lâu nhất lên đến hàng trăm năm, tuy nhiên tốc độ phát triển chậm nhất và khó chăm sóc nên số lượng cây xương rồng lớn được nhập về và trồng ở Việt Nam không nhiều.
Ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng
Cây xương rồng thường có tuổi thọ rất cao, bên trong thân chứa nhiều nước với đặc tính chịu được những điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Cây xương rồng như một biểu tượng của sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt. Chính vì vậy, ngày nay cây xương rồng được nhiều người ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt mang ý nghĩa phong thủy đối với nhiều gia chủ.
Trong tình yêu, cây xương rồng thể hiện sự bền chặt, gắn bó vĩnh cửu, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để đến được hạnh phúc. Đặc biệt, khi các lứa đôi tặng cây xương rồng cho nhau và chăm sóc đến khi nở hoa thể hiện một tình yêu bền bỉ, vượt qua mọi rào cản vì cây xương rồng rất hiếm khi ra hoa.
Trong cuộc sống gia đình, cây xương rồng là biểu tượng cho một gia đình gắn bó bền lâu, hạnh phúc, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó, cây xương rồng có dáng đi lên, cây mọng nước thể hiện là biểu tượng cho sức mạng, chí tiến thủ của người trồng và chăm sóc tốt chúng.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng cây xương rồng có nhiều gai xung quanh mang luồng khí không tốt cho người trồng. Chính vì thế, việc lựa chọn loại xương rồng phù hợp và cách bố trí rất quan trọng để mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cách lựa chọn và bố trí cây xương rồng hợp phong thủy
Theo quan niệm dân gian, mặc dù cây xương rồng thể hiện nhiều ý nghĩa trong phong thủy nhưng khả năng hóa hùng tương đối cao do xung quanh được bao bọc bởi rất nhiều gai. Thế nên, để cây xương rồng có thể góp phần mang lại sự may mắn, thịnh vượng và thể hiện được ý nghĩa phong thủy thì việc lựa chọn và bố trí cây xương rồng phù hợp là điều đáng được quan tâm nhất.
Cây xương rồng hợp với người mệnh/tuổi nào?
Cây xương rồng hợp với tuổi nào?
Theo quan niệm dân gian, cây xương rồng mang vẻ bề ngoài và cốt cách của loại rộng nên rất hợp phong thủy với người tuổi Thìn. Người tuổi Thìn thường có đường tài vận thịnh vượng, tính cách mạnh mẽ, tràn đầy sức sống và rất khoan dung độ lượng. Tuy nhiên, người này dễ gặp phải tiểu nhân quấy phá, cản trở đặc biệt trong đường tài vận.
Chính vì thế, việc trồng một cây xương rồng có thể giúp người tuổi Thìn có thể hanh thông đường tài vận, ngăn chặn những điều xấu xa trong sự nghiệp, tình duyên, gia đạo và sức khỏe.
Những người tuổi Thìn phù hợp để trồng và trang trí cây xương rồng phong thủy là: Nhâm Thìn (1952), Canh Thìn (2000), Mậu Thìn (1988), Bính Thìn (1976),…
Cây xương rồng hợp với mệnh gì?
Theo các chuyên gia phong thủy, cây xương rồng có nhiều gai nhọn, tính nóng nên thích hợp với người mệnh Kim. Cây xương rồng sẽ giúp người mệnh Kim giải trừ điều xấu, mang đến vận may tài lộc, tránh tiểu nhân gây họa thị phi.
Những người thuộc mệnh Kim sinh vào các năm: Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Quý Dậu (1993), Nhâm Thân (1992), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Canh Tuất (1970),…
Lưu ý: Những người phù hợp lựa chọn và yêu thích cây xương rồng muốn trang trí hay vật phong thủy nên lựa chọn những cây xanh tốt, thân mọng nước để phát huy tác dụng tốt nhất cho chủ nhân.
Cách bố trí cây xương rồng phong thủy
Khi đã lựa chọn được cây xương rồng ưng ý, phù hợp với tuổi/mệnh của gia chủ thì việc đặt cây ở đâu trong nhà để mang đến điều lành tránh điều không hay cũng vô cũng quan trọng.
Vị trí tốt nên đặt cây xương rồng
Hưởng Tây Bắc: Theo người có nhiều kinh nghiệm trồng cây xương rồng, Tây Bắc là hướng rất thích hợp để đặt cây. Theo quan niệm của người xưa, Tây Bắc là một hướng rất xấu và mang luồng khí u ám, việc đặt cây ở hướng này như một hàng rào bảo vệ, đẩy lùi tà ma những điều không hay, bảo vệ gia đình và không gian sống.
Trước cửa nhà, hàng rào: đối với những loại cây xương rồng có thân cây lớn, gia chủ có thể bố trí như hàng rào bảo vệ cho ngôi nhà có thể giúp đẩy lùi tà khí hoặc tai ách xấu xa.
Trong nhà hoặc bàn làm việc: Ngoài ý nghĩa phong thủy, tiêu trừ những điều u ám. Đây còn là loại cây có tác dụng hút khí độc, bức xạ từ các thiết bị điện tử.
Vị trí xấu không nên đặt cây xương rồng
Theo các chuyên gia về phong thủy nhiều kinh nghiệm, việc đặt cây xương rồng trên bàn làm việc là điều không nên sẽ làm tăng sát khi cho không gian này vì những chiếc gai nhọn bao quanh cây xương rồng. Tuy nhiên, nếu muốn đặt cây xương rồng trên bàn làm việc, có thể chọn đặt cạnh một chậu hoa hoặc loại cây thân mềm lành tính khác để hạn chế tác động không tốt.
Trong ngôi nhà, phòng khách là nơi cấm kỵ đặt cây xương rồng vì đây là nơi chứa nhiều năng lượng và sinh khí của mỗi gia đình, cây xương rồng có thể khiến gia đình bất hòa, lục đục không yên ổn. Phòng ngủ cũng là một vị trí nên tránh đặt loài cây này vì nguồn năng lượng xấu của cây xương rồng sẽ làm chủ nhân căn phòng ngủ không ngon giấc, vợ chồng không hạnh phúc.
Lưu ý khi bố trí cây xương rồng:
Không đặt ở những vị trí then chốt như ngay lối đi ra vào, tiền sảnh tòa nhà hay mặt tiền cửa hàng.
Cây xương rồng có nhiều gai nhọn nên đặt ở những nơi kín đáo, tránh cho trẻ em tiếp xúc.
Lưu ý về cách trồng và chăm sóc cây xương rồng
Cây xương rồng là loại cây sống được ở điều kiện nắng nóng, khô hạn nên không quá khó để trồng và chăm sóc chúng. Tuy nhiên, người trồng cần lưu ý một số điểm sao để cây xương rồng có thể phát triển tốt.
Về ánh sáng: Đây là loài cây rất ưa sáng, cần ít nhất 2 giờ hấp thụ ánh sáng mỗi ngày nên đặt cây ở vị trí có nhiều ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Tuy nhiên, dưới điều kiện nắng gắt việc cho cây xương rồng phơi nắng quá lâu (khoảng 6 giờ) dễ làm cây bị nám và sạm đen.
Về nhiệt độ: Với đặc tính sống ở khí hậu khô nóng, cây xương rồng có thể chịu được nhiệt độ từ 10 đến 50 độ C. Nhưng để cây phát triển tốt, nhiệt độ thích hợp nhất là 15 đến 28 độ C.
Về tưới nước: Cây xương rồng không cần quá nhiều nước để sinh trưởng, thế nên chỉ nên tưới nước khi đất trồng khô hẳn. Tưới từ 3-4 lần/tuần nếu trồng ở nơi có nhiệt độ cao, đối với trong văn phòng, bàn làm việc thì 1-2 lần/tuần và đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Lưu ý: Không nên tưới nước quá nhiều, cây có thể bị úng nước và chết.
Về dinh dưỡng: Để cây xương trồng trang trí phát triển tốt, thân mọng nước và tăng tính thẩm mỹ cũng nên chú ý đến vấn đề cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây. Về cơ bản, cây xương rồng cần đạm, các yếu tố vi lượng và phốt pho theo từng giai đoạn sinh trưởng
Kết luận
theglobalcitymasteri.vn hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc về cây xương rồng. Chúc quý bạn đọc sẽ chọn được loại cây xương rồng phù hợp và biết cách bố trí để mang đến vận may tài lộc, tránh được điều xấu.