Đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai dài 55km, với điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Do VEC – Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư. Đây là tuyến đường cao tốc nằm trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cao tốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của khu vực.
Dự án không những góp phần phát triển kinh tế xã hội không riêng tỉnh Đồng Nai, TP HCM mà còn cả các tỉnh lân cận khác. Nhờ có tuyến cao tốc sẽ giúp rút ngắn thời gian từ TP HCM đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Quy mô cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được khởi công ngày 3 tháng 10 năm 2009; tổng chiều dài 55,7km. Vốn đầu tư lên ước tính đến hơn 930 triệu USD. Dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2015. Dự án mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các dự án bất động sản nằm trên tuyến đường. Tuyến đường được thiết kế cho xe lưu thông với tốc độ lên đến 120 km/h với 4 làn xe. Tuyến đường được chia làm 2 đoạn chính:
Giai đoạn 1 tư nút giao An Phú – Long Thành, Đồng Nai dài 23,9 km đi qua quận 2; quận 9; huyện Nhơn Trạch và Long An tỉnh Đồng Nai với quy mô 4 làn xe. Giai đoạn 2 từ Lòng Thành – Dầu Giây dài 31,1 km đi qua Cẩm Mỹ, Long Thành, Thống Nhất tỉnh Đồng Nai sẽ mở rộng lên 6 làn xe. Tuyến đường còn có 20 cầu cỡ lớn, nhỏ, đặc biệt là cầu Long Thành dài nhất 1.700m. Và các công trình phụ khác như trạm thu phí, trạm nghỉ, trụ sở quản lý…
Tuy nhiên sau khi Tổng công ty hàng không Việt Nam trình phương án 3 kết nối tuyến TP HCM và các địa phương khác với cảng hàng không quốc tế Long Thành. Trong đó tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được đề xuất mở đoạn HCM – Long Thành lên 10 – 12 làn xe.
Tình trạng quá tải hiện nay của cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
Sau 5 năm vận hành, quá nhiều phương tiện di chuyển làm cho tuyến đường trở nên quá tải. Mặc dù sân bay Long Thành chưa đi vào hoạt động. Mới đây, Công ty CP dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam đã có văn bản khuyến cáo. Theo đó, các phương tiện tham giao thông nên chọn lộ trình phù hợp khi đi vào những khung giờ cao điểm tại các nút giao An Phú, quận 2 và đường quốc lộ 51 để tránh tình trạng ùn tắc.
Theo VECE cho biết kể từ khi đi vào khai thác, lưu lượng phương tiện đang tăng lên theo từng ngày. Nhưng chỉ 4 làn xe cao tốc chỉ phục vụ được 44.000 xe/ngày, trong khi lưu lượng thực tế là 52.414 xe/ngày. Do đó, vào dịp cao điểm lưu lượng phương tiện tăng hơn 20% so với cùng kỳ và liên tục ùn tắc kéo dài.
Đề xuất mở rộng cao tốc lên 12 làn xe
Tình hình giao thông tại đây đang quá tải và ùng tắc. Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long đã gửi Bộ Giao thông vận tải đề xuất phương án mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Đường cao tốc đưa vào vận hành vào năm 2915. Đến nay, sau 5 năm đi vào khai thác tuyến đường rơi vào tình trạng quá tải. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét mở rộng từ 4 làn lên 10 – 12 làn xe theo quy hoạch được duyệt từ trước. Sau đó, bộ GT-VT giao cho CIPM Cửu Long thực hiện điều chỉnh quy hoạch tuyến đường. Thời gian thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây từ năm 2021 đến 2022
Lợi ích của cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây giúp giao thông khu vực trở nên thuận tiện và dễ dàng. Các chuyên gia trong ngành bất động sản cũng chia sẻ: Tuyến đường này đã tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản, giúp cho các dự án gần tuyến giao thông như: Palm Heights; Palm City; Lakeview City; Senturia An Phú; The Global City trở nên có sức nóng hơn trên thị trường hơn bao giờ hết.Việc mở rộng tuyến đường giúp rút ngắn quá trình di chuyển từ TP HCM đi các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu đến ngã ba Dầu Giây.
Bên cạnh đó nó cũng giúp giảm tải chi phí nhiên liệu cho các phương tiện giao thông; góp phần phát triển kinh tế xã hội. Giao thông trong khu vực cũng trở nên thuận tiện hơn; tăng khả năng lưu thông giữa giữa các tỉnh trong khu vực. Giúp cho các công ty, doanh nghiệp dễ dàng trong khâu vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất. Tăng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa.
Không chỉ thế nhờ việc mở rộng cao tốc sẽ chấm dứt tình trạng tắc nghẽn giao thông. Nhất là các cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố đoạn qua TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa. Khi sân bay quốc tế Long Thành bắt đầu đi vào khai thác, cao tốc này sẽ đáp ứng tốt những nhu cầu phát triển hàng không và hội nhập quốc tế.