Mùng 5 tháng 5 âm lịch được gọi là Tết Đoan Ngọ, là một trong những ngày lễ Tết truyền thống của Việt Nam. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ.
Nguồn gốc của mùng 5 tháng 5.
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ nhằm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thời điểm này khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều người nông dân phải tìm cách để tiêu diệt chúng để canh tác và trồng trọt.
Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ một truyền thuyết kể lại rằng:
Vào một ngày những người nông dân trúng mùa vụ đang ăn mừng thì bị lũ sâu bọ kéo đến ăn sạch thực phẩm, hoa màu đã được thu hoạch.
Người dân đang đau đầu nghĩ cách tiêu diệt chúng, thì có một cụ ông xuất hiện tự xưng là Đôi Truân.
Ông bảo dân chúng lập một bàn thờ gồm có bánh tro, trái cây ra trước nhà và vận động thể dục. Người dân làm theo. một lúc sau sâu bọ té ngã tả tơi.
Trước khi đi ông lão còn dặn thêm: “Ngày này mỗi năm sâu bọ rất hung hăng, sau này hằng năm vào ngày này cứ làm như ta bảo thì sẽ trị được chúng”.
Dân chúng biết ơn và cảm tạ thì ông lão đã biến đi mất. Để tưởng nhớ việc này thì người dân đặt cho ngày này là “tết sâu bọ” hay “ Tết Đoan Ngọ” vì cúng đúng giờ Ngọ.
Cúng mùng 5 tháng 5 có ý nghĩa gì?
Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ được gọi bằng cái tên khác là tết sâu bọ, vì trong giai đoạn này là giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh. Dân gian thường có nhiều tục phòng trừ bệnh.
Làng quê Việt Nam có một số nơi vẫn giữ nếp xưa và rất coi trọng ngày Tết này. Cúng mùng 5 tháng 5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ vẫn là cái Tết sum họp, đầm ấm và có nhiều tục lệ gắn liền với người dân. Vì thế con cháu dù làm ăn xa xôi tới ngày này đều cố gắng thu xếp để về.
Cúng mùng 5 tháng 5 mọi nhà chuẩn bị lễ cúng tổ tiên. Đây là thời điểm cây trái bắt đầu đơm hoa và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng cả nhà quây quần để ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro,… để diệt trừ sâu bọ, xua tan bệnh tật.
Cúng mùng 5 tháng 5 cần sắm những gì?
Theo truyền thống mâm cỗ cúng mùng 5 tháng 5 gồm có:
Trầu cau.
Các nhà nghiên cứu văn hóa lý giải, tục cúng trầu cau có từ lâu đời. Chúng tượng trưng cho sự gắn bó thân thiết. Người xưa quan niệm, trầu cau hợp lại với nhau có màu đỏ tươi vì thế nó tượng trưng cho sự may mắn, sum họp.
Rượu nếp, cơm rượu nếp.
Từ bao đời nay, người dân Việt Nam vẫn giữ được tục lệ uống rượu hoặc ăn cơm rượu nếp vào sáng mùng 5 tháng 5 để diệt sâu bọ. Cơm rượu nếp có ấn tượng bởi vị cay cay, nồng nồng, ngọt của vị nếp, mùi thơm của men Bắc cực kì ngon.
Các loại hoa quả.
Trên mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5 chắc chắn không thể thiếu trái cây. Tùy vào từng vùng miền để sắm lễ trái cây. Tránh mua loại quả bị hư hỏng, dập úng.
Bánh tro, bánh ú.
Bánh này có màu hổ phách trong vắt, khi ăn mát lạnh, tốt cho đường tiêu hóa. Người ta thường ăn bánh này với mật mía để tăng sự hấp dẫn của bánh.
Hoa tươi.
Một bình hoa đẹp trên mâm lễ sẽ thể hiện sự trang nghiêm, lòng thành kính của con cháu lên ông bà tổ tiên.
Có thể mua những loại hoa như là: Hoa cúc, hoa sen, lay ơn, hoa đồng tiền,…
Tùy theo quan niệm từng vùng để sắm vật phẩm dâng cúng ông bà, tổ tiên. Người miền Bắc trên mâm cúng thì thường có trái dưa hấu đỏ. Còn từ miền trung là Thanh Hóa vò đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt chứ không phải các loại thịt khác vì họ cho rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
Từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi thì cúng xôi chè.
Người miền nam thì họ cúng bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,… Sau khi cúng xong cả nhà quây quần bên nhau ăn những món này.
Cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà hay ngoài sân.
Thông thường, nhiều gia đình chỉ cúng mùng 5 tháng 5 ở trong bàn thờ gia tiên, thế nhưng để có một thủ tục đầy đủ thì nên chuẩn bị mâm cúng ở ngoài sân.
Mâm cúng mùng 5 tháng 5 ngoài sân cũng cần chuẩn bị đầy đủ như mâm cúng trong nhà.
Việc cúng mùng 5 tháng 5 cả trong nhà lẫn ngoài sân là để tỏ lòng thành kính của con cháu với ông ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng là để cảm tạ trời đất, thần phật cầu mong cho mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, xua tan bệnh tật.
Cúng mùng 5 tháng 5 vào giờ nào?
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là chỉ thời gian từ 11h đến 13h, vậy nên cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch nên cúng vào giờ chính ngọ là 12h trưa.
Tuy nhiên, có nhiều gia đình không thể thực hiện lễ cúng vào thời gian này được. Nếu bận rộn thì có thể cúng vào sáng sớm. Tấm lòng thành kính vẫn là quan trọng nhất.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng mùng 5 tháng 5.
Khi mua lễ vật cần lưu ý những điều sau:
- Nên mua lễ vật phù hợp với điều kiện gia đình.
- Các lễ vật dâng cúng nên mua số lẻ 1-3-5-7-9
- Hoa và trái cây phải tươi.
- Vàng mã mua vừa đủ, không nên mua quá nhiều.
- Rượu và nước cần chuẩn bị thêm.
- Không tự ý dịch chuyển bát hương trong khi sắp lễ trên bàn thờ.
Kết luận.
Qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ về Tết Đoan Ngọ hay còn gọi lễ cúng mùng 5 tháng 5. Cần sắm lễ vật gì, cúng như thế nào và những điều cần lưu ý. Hi vọng bài viết này theglobalcitymasteri.vn giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc.