Cúng đầy tháng cho trẻ là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu của người Việt Nam. Đây là dịp để người nhà thể hiện lòng biết ơn đối với các Mẹ Sanh (Bà Mụ) đã mang đứa trẻ đến cho gia đình, đồng thời cầu chúc cho bé luôn khỏe mạnh và thông minh. Vậy cúng đầy tháng bé gái cần chuẩn bị gì? Nghi thức ra sao? Cần lưu ý những gì khi cúng? Hãy cùng (tên web) tìm hiểu tất tần tật mọi thứ để bé yêu của bạn có được một buổi lễ ý nghĩa và trang trọng nhất nhé!
Cúng đầy tháng bé gái là gì?
Ngày xưa, điều kiện y tế của Việt Nam còn nghèo nàn và lạc hậu, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là rất cao, cha mẹ thường có xu hướng không đặt tên con trong tháng đầu tiên, nếu đứa trẻ nào thuận lợi khỏe mạnh qua một tháng đầu, cha mẹ sẽ làm lễ cúng đầy tháng cho bé, đây được xem như là một buổi lễ quan trọng và đáng mừng đối với đứa trẻ cũng như là cả gia đình.
Ngày nay, cơ sở vật chất y tế tiến bộ hơn, nhưng lễ cúng đầy tháng vẫn được duy trì như một nét văn hóa tâm linh của người Việt.
Lễ cúng đầy tháng bé gái.
Nguồn gốc lễ cúng đầy tháng bé gái
Dân gian tương truyền rằng, khi người mẹ mang thai, sẽ có 12 Bà Mụ phụ trách nặn ra hình hài đứa trẻ, mỗi bà sẽ có trách nhiệm với một bộ phận tương ứng mắt, mũi, tay, chân,…Đến lúc người mẹ hoàn thành quá trình sinh nở, 12 Bà Mụ sẽ đem bé lại cho gia đình.
Để tỏ lòng biết ơn công lao của các Bà Mụ đã quán xuyến chăm nom và đem đến cho gia đình một đứa trẻ khỏe mạnh, thì mỗi nhà thường sẽ tổ chức cho con cháu họ một buổi lễ gọi là lễ đầy tháng.
Tại sao phải cúng đầy tháng bé gái?
Cúng đầy tháng bé gái mang rất nhiều ý nghĩa không chỉ cho bé mà còn cho người thân xung quanh:
- Cúng đầy tháng bé gái như một cách để chúc mừng sự khỏe mạnh, cầu nguyện sự bình an cho cả bé lẫn mẹ. Đồng thời, người ta quan niệm rằng cúng đầy tháng sẽ giúp gia đình tránh được các tai họa, hưởng được nhiều điềm may mắn.
- Trong lễ cúng đầy tháng bé gái, họ hàng, người thân sẽ đến chúc mừng và mang theo những vật phẩm để tặng quà cho bé như trái cây, đồng tiền vàng, lắc tay, nhẫn,…Những vật phẩm này được quan niệm là sẽ đem lại tài lộc, may mắn, sức khỏe cho cả bé và gia đình.
- Cúng đầy tháng cũng có ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, người đã phù hộ và bảo bọc để con được khỏe mạnh chào đời. Đồng thời xin sự chúc phúc và che chở từ bề trên để con luôn hạnh phúc, khỏe mạnh và thông minh.
12 Bà Mụ (Mẹ Sanh) theo quan niệm dân gian là ai?
Bà Mụ (Mẹ Sanh) theo tín ngưỡng dân gian là những vị thần nữ giúp việc cho Ngọc Hoàng, phụ trách trông coi chuyện sinh nở.
12 bà mụ này sẽ đảm nhận việc nắn lại cơ thể cho một người khi người đó chuẩn bị đầu thai. Cũng có nơi quan niệm rằng 12 Bà Mụ là 12 vị tiên luân phiên nhau trông coi việc thai sản trong 12 năm, tính theo 12 con giáp.
- Mụ bà Trần Tứ Nương trông coi chuyện sinh nở (chú sanh).
- Mụ bà Vạn Tứ Nương trông coi chuyện thai nghén (chú thai).
- Mụ bà Lâm Cửu Nương trông coi chuyện thụ thai (thủ thai).
- Mụ bà Lưu Thất Nương trông coi chuyện tạo hình hài cho đứa trẻ (chú nam nữ).
- Mụ bà Lâm Nhất Nương trông coi chuyện săn sóc bào thai (an thai).
- Mụ bà Lý Đại Nương trông coi chuyện chuyển dạ (chuyển sanh).
- Mụ bà Hứa Đại Nương trông coi chuyện khai hoa nở nhụy (hộ sanh).
- Mụ bà Cao Tứ Nương trông coi chuyện ở cữ (dưỡng sanh).
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương trông coi chuyện chăm sóc trẻ (bảo tống).
- Mụ bà Mã Ngũ Nương trông coi chuyện ẵm bồng trẻ (tống tử).
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương trông coi chuyện giữ trẻ (bảo tử).
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương trông coi chuyện chứng kiến và giám sát sinh nở (giám sanh).
12 Bà Mụ theo quan niệm dân gian.
Cách chọn ngày, giờ cúng đầy tháng bé gái
Nhiều người lầm tưởng rằng lễ cúng đầy tháng bé gái sẽ được tổ chức vào đúng ngày bé tròn một tháng, tức là vào ngày 30 tính từ lúc bé mới sinh. Tuy nhiên, theo nguyên tắc “gái sụt hai, trai sụt một” thì lễ cúng đầy tháng bé gái sẽ được tổ chức sớm hơn hai ngày trước ngày đủ tháng (theo ngày âm lịch).
Ví dụ: Một bé gái sinh vào ngày 18/1 (âm lịch), thì lễ cúng đầy tháng bé gái này sẽ diễn ra vào ngày 16/2 (âm lịch).
Tuy nhiên, nguyên tắc lùi ngày này chỉ mang tính truyền thống, không có cơ sở khoa học nào chứng minh việc lùi ngày đầy tháng có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ngày nay, nhiều gia đình vẫn tổ chức cúng đầy tháng bé gái đúng ngày mà con tròn tháng, hoặc tổ chức cúng theo dương lịch.
Việc chọn giờ cúng đầy tháng bé gái cũng được thực hiện tùy theo vùng miền, địa phương.
- Miền Bắc: Trước 12h.
- Miền Trung: Trong khoảng từ 9h đến 17h.
- Miền Nam: Trước 9h.
Ngày nay, với tính chất công việc ngày càng bận rộn, nhiều nhà đã tổ chức lễ cúng đầy tháng phù hợp với lịch trình của gia đình.
Nếu cha mẹ ít nhiều tin vào tâm linh thì có thể xem phong thủy, giờ hoàng đạo đẹp để lựa chọn tổ chức lễ cúng cho bé.
Chọn ngày giờ cúng đầy tháng bé gái.
Những mâm cúng cần chuẩn bị khi cúng đầy tháng bé gái
Mâm cúng đầy tháng bé gái thường gồm các vật phẩm như trái cây, xôi, chè, gà luộc, thịt kho,…Tùy theo phong tục từng địa phương mà mâm cúng có thể thay đổi khác đi. Chẳng hạn ở miền Bắc, mâm cúng thường là gà trống luộc, trong khi đó ở miền Trung và miền Nam lại sử dụng cả gà và vịt tùy theo từng gia đình.
Không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện làm những mâm cúng hoàn chỉnh, trong trường hợp này, cha mẹ vẫn có thể làm một mâm cúng đơn giản, quan trọng là thể hiện được tấm lòng cũng như sự kính trọng đối với tổ tiên và thần linh.
Mâm cơm cúng đầy tháng
Cha mẹ có thể thấy mâm cúng có sự khác nhau ít nhiều giữa các gia đình, tuy nhiên mâm cơm cúng đầy tháng bé gái sẽ không thể thiếu những lễ vật sau:
- 13 dĩa xôi gấc.
- 12 chén chè trôi nước và 3 tô chè lớn.
- 13 miếng trầu têm.
- 13 bộ váy áo.
- 13 đôi hài.
- Gà hoặc vịt luộc (cúng chay thì khỏi).
- Hoa.
- Trái cây tươi.
- Nhang đèn.
- Trà rượu.
- Một bộ đồ hình thế ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của bé gái.
Mâm cúng đầy tháng bé gái.
Lưu ý: Các lễ vật như trầu têm, đôi hài, bộ váy áo thì phải lựa 12 món có kích thước bằng nhau và một món có kích thước lớn hơn, tượng trưng cho 12 Bà Mụ tiên nương và một Bà Mụ Chúa.
Ngoài ra, nếu gia đình có điều kiện thì có thể cúng thêm heo quay, bánh kẹo, nước ngọt,…Nhìn chung mâm cúng đầy tháng bé gái cũng giống như mâm cúng đầy tháng bé trai, chỉ có điều bé trai thì cúng chè đậu trắng, bé gái thì cúng chè trôi nước.
Mâm cơm cúng mụ
- 13 chén chè (tùy theo từng vùng miền sẽ cúng các loại chè khác nhau, miền Nam hay cúng chè trôi nước, miền Bắc hay cúng chè tàu soạn còn miền Trung thì thường cúng chè đậu xanh).
- 13 dĩa xôi (tùy theo từng vùng miền sẽ cúng các loại xôi khác nhau, miền Nam hay cúng xôi gấc, miền Bắc hay cúng xôi vò còn miền Trung thì thường cúng xôi đậu xanh).
- 13 chén cháo.
- 13 ly rượu.
- 12 miếng trầu nhỏ và 1 miếng trầu lớn.
- 12 miếng cau bổ tư và 1 trái cau nguyên.
- 13 cây đèn cầy.
- 13 bộ áo giấy.
- 13 đôi hài giấy.
- Vàng mã.
Mâm cơm cúng Mụ.
Mâm cơm cúng Đức Ông và ba Đức Thầy
Bên cạnh mâm cúng Bà Mụ, gia đình nên chuẩn bị thêm mâm cúng Đức Ông và ba Đức Thầy nhằm thể hiện lòng biết ơn và xin các vị thần linh này truyền dạy nghề nghiệp lại cho con cháu.
Mâm cúng Đức Ông và ba Đức Thầy trong lễ cúng đầy tháng bé gái sẽ gồm:
- 1 con gà luộc (cúng chay khỏi).
- 1 dĩa xôi lớn.
- 1 tô chè lớn.
- 1 dĩa trái cây tươi.
- 3 miếng trầu têm.
- 1 chén gạo.
- 3 ly rượu.
- 1 đôi hài giấy (lớn hơn đôi hài của Bà Mụ).
- 1 bộ áo giấy (lớn hơn bộ áo của Bà Mụ).
- Giấy tiền vàng, hoa cúng.
Cách trình bày mâm cúng đầy tháng bé gái
Sắp xếp bàn cúng cũng là một phần quan trọng trong lễ cúng đầy tháng bé gái. Cụ thể:
- Tất cả lễ vật cúng sẽ được xếp trên hai bàn, bàn lớn là cúng 12 Bà Mụ, bàn nhỏ là để cúng Đức Ông, hai bàn này đặt cách nhau khoảng 10 phân.
- Dĩa trái cây và bình hoa phải được xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, nghĩa là phía đông bàn cúng thì sẽ để bình hoa, còn phía tây bàn cúng sẽ là nơi đặt đĩa trái cây, hoa và trái cây cũng được sắp xếp sao cho đẹp mắt và cân xứng.
- Các lễ vật trên mâm cúng không cần sắp xếp theo một nguyên tắc ụ thể nào, chỉ cần nhìn đẹp mắt, phù hợp và cân xứng là được.
Trình bày mâm cúng đầy tháng bé gái.
Nghi thức tiến hành cúng đầy tháng bé gái
Nghi thức cúng đầy tháng bé gái đầu tiên sẽ là bày lễ vật, khi đến giờ cúng, cha mẹ sẽ thắp ba nén nhang và bế bé ra trước bàn cúng và đọc bài khấn cúng Mụ. Sau khi khấn xong, cha mẹ sẽ chắp tay bé để bé vái ba vái, sau ba tuần nhang thì tạ lễ.
Sau đó, gia đình mang áo giấy vàng mã đi đốt, trong lúc đốt thì vẩy rượu vào.
Trong quá trình cúng, người thân có thể đọc kinh để bày tỏ lòng biết ơn đối với các Bà Mụ, cũng như là Đức Ông đã phù hộ cho bé khỏe mạnh được như ngày hôm nay.
Bài khấn khi cúng đầy tháng bé gái
Bài cúng đầy tháng bé gái thường sẽ khác nhau tùy mỗi vùng, tuy nhiên cha mẹ có thể tham khảo bài cúng dưới đây:
Bài cúng đầy tháng bé gái đầy đủ.
Nghi thức khai tên
Nghi thức khai tên diễn ra sau khi cha mẹ thắp nhang khấn Mụ. Lúc này, cha mẹ sẽ đọc tên mà đã chọn cho con từ trước, rồi tiến hành gieo quẻ bằng hai đồng tiền:
- Nếu ra một mặt ngửa một mặt sấp (tức là hai mặt khác nhau): điều này có nghĩa là bề trên đã chấp thuận cái tên này.
- Nếu ra hai mặt ngửa hoặc ra hai mặt sấp (tức là hai mặt giống nhau): điều này có nghĩa là bề trên không đồng ý cho lấy tên này, cha mẹ phải đổi lại tên khác.
Gieo đồng tiền để khai tên khi cúng đầy tháng bé gái.
Nghi thức khai hoa
Nghi thức khai hoa (còn được gọi là Bắt Miếng) được thực hiện để ngụ ý cho sự phát triển và nở bừng sức sống của đứa trẻ. Để thực hiện nghi thức, bé gái sẽ được đặt ngồi vào giữa bàn cúng hoặc bên cạnh mâm cúng. Tiếp theo đó, một người đại diện cúng sẽ ra rót trà, thắp nhang để xin phép khai hoa. Người cúng sẽ bồng bé gái lên, tay còn lại sẽ cầm nhành hoa đưa qua lại và đọc những câu sau:
“Mở miệng ra để có hoa, có bông
Mở miệng ra để kẻ nhớ, người thương
Mở miệng ra để có tiền, có bạc
Mở miệng ra để xóm giềng mến thương”
Cùng lúc đó, người bế bé sẽ dùng cuống trầu để vẽ lên chân mày, vuốt vào tóc bé để mong muốn sau này con lớn lên sẽ xinh đẹp, đường nét hài hòa, tóc tai thướt tha.
Khai hoa (Bắt miếng) khi cúng đầy tháng bé gái.
Những lưu ý khi tiến hành cúng đầy tháng bé gái
Lưu ý về nghi thức
Theo quan niệm ông bà xưa thì nghi thức khi cúng đầy tháng bé gái phải được tiến hành thật trang trọng, cha mẹ phải lưu ý ăn mặc lịch sự để tỏ lòng thành kính với các vị thần linh, cần phải giữ một thái độ nghiêm túc, không cợt nhả khi đang tiến hành lễ cúng.
Thêm nữa là mọi thành viên trong gia đình nên có mặt đầy đủ trước khi tiến hành khấn để làm lễ cúng, để thể hiện sự chân thành và tỉ mỉ.
Lưu ý về lễ vật
Lễ vật cần chuẩn bị chu đáo, có thể không đầy đủ nhưng đừng bày bố một cách sơ sài qua loa, điều này phần nào sẽ khiến khách đánh giá không hay về gia chủ.
Nên chọn những loài hoa mang ý nghĩa tốt lành, có hương thơm nhẹ, tránh những loài hoa có mùi không được hợp mũi.
Trái cây nên lựa quả nào tươi, không bị dập, héo, một phần vì sự thẩm mỹ, một phần vì theo tâm linh thì những thứ mục rữa thì không mang ý nghĩa tốt.
Nguồn : https://theglobalcitymasteri.vn/